Chuyển đến nội dung chính

Cúng ông Công ông Táo ngày nào để may mắn cả năm 2022

Hàng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp, các gia đình lại mua sắm lễ vật để cúng, tiễn ông Công ông Táo về trời. Dưới đây là cách cúng ông Công ông Táo chính xác nhất để mang lại tài lộc, may mắn cả năm.

Cúng tiễn ông Táo về trời từ lâu đã trở thành một nét đẹp truyền thống văn hóa của người Việt. Theo truyền thống, ngày Tết ông Công ông Táo là ngày 23 tháng Chạp hàng năm (tức ngày 23/12 Âm lịch).

Người Việt quan niệm vào ngày này, ông Táo sẽ cưỡi cá chép về trời để báo cáo với Ngọc Hoàng. Do đó, nhiều người xem đây là thời điểm lý tưởng để làm lễ cúng ông Công ông Táo.

Tuy nhiên, chuyên gia phong thủy Nguyễn Mạnh Linh, Viện phó Viện Phong thủy Thế giới lại cho rằng, người dân không nhất thiết phải làm lễ cúng ông Công ông Táo vào đúng ngày 23 tháng Chạp.

Ông Linh dẫn chứng, “Phong thổ ký”, tác phẩm sớm nhất có những ghi chép liên quan đến tục cúng ông Công ông Táo vào đời Tấn viết: “Lạp nguyệt nhị thập tứ nhật dạ, tự táo, vị táo thần dực nhật thượng thiên, bạch nhất tuế sự, cố tiên nhất nhật tự chi”.

Tạm dịch là: “Tối 24 tháng Chạp, cúng Táo, để thần Táo ngày hôm sau lên trời, báo cáo công việc cả một năm, nên phải cúng trước 1 hôm”. Dựa vào tài liệu trên, ngày 25 tháng Chạp là ngày ông Táo báo cáo công việc với Ngọc Hoàng.

Do đó, người dân phải cúng tiễn ông Táo trước đó một ngày tức là ngày 24 tháng Chạp.

Vào đời Tống, Phạm Thành Đại cũng viết trong “Tế Táo thi” là: “Cổ truyền lạp nguyệt nhị thập tứ, Táo quân triều thiên dục ngôn sự”. Nghĩa là “Xưa nay ngày 24 tháng Chạp, Táo quân lên triều để báo việc”.

Thế nên về sau, người dân Trung Quốc xưa vẫn làm lễ cúng ông Táo vào ngày 24 tháng Chạp. Thậm chí, đời nhà Thanh, người Trung Quốc vẫn tổ chức lễ cúng ông Công ông Táo trong 4 đêm từ ngày 20-24 tháng Chạp.

{keywords}
Cúng ông Công ông Táo đúng ngày, giờ đẹp để mang lại may mắn cả năm 2022. (Ảnh: Dân Việt).

Điều này được ghi chép tại “Thanh Gia Lục”. Cụ thể, “Thanh Gia Lục” quyển thứ 12 viết: ““Tục hô lạp nguyệt nhị thập tứ dạ vi niệm tứ dạ, thị dạ tống táo”, nghĩa là “Thông tục ngày 24 tháng Chạp làm lễ 4 buổi đêm (từ ngày 20-24 tháng Chạp), là tiễn ông Táo buổi khuya”.

Tuy nhiên, cuối đời Thanh, để cắt giảm chi phí trong lễ cúng, người Trung Quốc chỉ làm 1 lễ lớn vào tối 23 tháng Chạp. Từ đó về sau, người dân gần kinh thành chỉ làm lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp.

Sau này, người Việt Nam bị ảnh hưởng và học theo, chọn ngày 23 tháng Chạp hàng năm là ngày cúng tiễn ông Công ông Táo về trời.

“Dựa trên các tài liệu, phân tích trên, người dân hoàn toàn có thể làm lễ cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 hay 24 tháng Chạp”, chuyên gia phong thủy Nguyễn Mạnh Linh khẳng định.

Cũng theo ông, việc cúng ông Táo chầu trời chỉ là một hoạt động tượng trưng nhằm thay thế cho tất cả các lễ tiết liên quan cúng chào các vị thần linh khác.

Bởi, theo quan niệm của người xưa, cuối năm, các vị thần đều về bẩm báo công việc với cấp trên. Sau đó vào đầu năm mới, gia chủ sẽ lại làm lễ để đón các thần quay trở lại chứ không phải chỉ đón mỗi ông Táo.

Vùng Phúc Kiến (Trung Quốc) hiện nay vẫn lưu truyền phong tục cho rằng ngày cuối năm (từ ngày 25 đến hết năm), tất cả các vị thần từ Thổ Địa đến Thành Hoàng đều quay về báo cáo với cấp cao hơn.

Người dân ở đây quan niệm, sau khi các vị thần đi, họ mới có thể nghỉ ngơi. Thế nên sau lễ cúng, người dân mới quét rác, dọn dẹp nhà cửa, chỉnh sửa ban thờ.

Qua các thông tin này, nhà phong thủy Nguyễn Mạnh Linh cho rằng, việc bao sái bát hương hay dọn dẹp ban thờ trước lễ cúng, thậm chí làm lễ cúng ông Công ông Táo trước 12h ngày 23 tháng Chạp là không đúng cách.

Theo đó, ông cho rằng việc cúng ông Công ông Táo không có kiêng kỵ vào buổi sáng hay buổi chiều hay vào một ngày cụ thể bắt buộc nào.

Tuy nhiên, nếu gia chủ muốn chọn giờ đẹp cúng ông Công ông Táo để có được may mắn cả năm thì có thể tham khảo các giờ:

18h ngày 21 tháng Chạp (tức ngày 23/1 Dương lịch).

16h ngày 22 tháng Chạp (tức ngày 23/1 Dương lịch)

8h hoặc 18h ngày 23 tháng Chạp (tức ngày 25/1 Dương lịch).

Nguyễn Sơn

Tại sao người Việt cúng ông Công ông Táo?

Tại sao người Việt cúng ông Công ông Táo?

Năm nay, Tết ông Công ông Táo (23 tháng Chạp) rơi vào thứ Ba ngày 25/1 Dương lịch.  



from Đời sống - Tổng hợp thông tin hay về đời sống xã hội https://ift.tt/3qOqPLq

thương hiệu được khách hàng yêu thích Minh Long 1 với dịch vụ quà tặng Minhlong master uy tín được nhiều khách hàng tin tưởng về nhiều loại món quà tặng gốm sứ sang trọng cao cấp, với dịch vụ in hình, in logo lên quà tặng, ưu đãi cho khách hàng đặt SLL sản phẩm bộ ấm chén Minh Long, Bộ ấm trà Minh Long, bộ đồ ăn Minh Long, ly sứ in logo minhlong, ly sứ dưỡng sinh, bình hoa gốm sứ, bình hoa quà tặng. Có thể xem các sản phẩm của Mekoong với các mặt hàng đồ gia dụng, hàng tiêu dùng, văn phòng phẩm, Mỹ phẩm chính hãng...

Xem chi tiết fanpage: 

Quà tặng gốm sứ: https://www.facebook.com/minhlongquatang

Minh long 1 Gốm Sứ: https://www.facebook.com/minhlong1hcm

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tiktoker Tun Phạm ám ảnh vì từng bị miệt thị ngoại hình và học lực

Mới đây, Tun Phạm lên sóng tập đầu tiên trong series podcast Đắp chăn nằm nghe Tun kể. Đây là dự án được anh ấp ủ đã lâu, với mục đích thể hiện nhiều hơn khả năng làm host - dẫn chương trình của mình. Tiktoker  Tun Phạm vừa cho lên sóng tập đầu tiên trong series podcast Đắp chăn nằm nghe Tun kể . Đây là dự án được anh ấp ủ đã lâu, với mục đích thể hiện nhiều hơn khả năng làm host - dẫn chương trình của mình. Với mục đích giải trí sau những giờ học tập, làm việc mệt mỏi, đây là nơi để Tun trải lòng, tâm sự và đưa ra nhiều lời khuyên bổ ích đến mọi người.  Đắp chăn nằm nghe Tun kể  phát sóng vào 22h mỗi thứ 7, format chung mỗi tập gồm 3 phần: phần trò chuyện tâm sự, chia sẻ về một chủ đề; hướng dẫn về một hoạt động có lợi cho giấc ngủ; và… đi ngủ cùng Tun Phạm. Thông qua series này anh muốn góp phần chữa lành cho những người đang cảm thấy bất hạnh, đang trải qua sự tự ti về bản thân, vì chính anh là người từng trải qua những điều tương tự. Tiktoker Tun Phạm  Với chủ đề “ C

New Tumblr post: "New Tumblr post: "Bình Hoa Minh Long – Cá Chép 29cm x 18cm https://t.co/us8pmc9daJ #minhlong #gốm_sứ_minh_long #minh_long_1 #gomsuminhlong #gomsu #minhlong1" https://t.co/PO3kS0HB3G IFTTT, Twitter https://t.co/iZtixYQf1c" https://t.co/HZs8kgu5Px IFTTT, Twitt…

New Tumblr post: "New Tumblr post: "Bình Hoa Minh Long – Cá Chép 29cm x 18cm https://t.co/us8pmc9daJ #minhlong #gốm_sứ_minh_long #minh_long_1 #gomsuminhlong #gomsu #minhlong1" https://t.co/PO3kS0HB3G IFTTT, Twitter https://t.co/iZtixYQf1c" https://t.co/HZs8kgu5Px IFTTT, Twitt… : via Twitter https://twitter.com/cuahangminhlong from Tumblr https://ift.tt/32cDv0F via IFTTT

Những cuộc thương lượng thưởng Tết ‘hàng trăm tỷ đồng’ 2022

Minhlong Master Gốm Sứ Minh Long Những cuộc thương lượng thưởng Tết ‘hàng trăm tỷ đồng’ 2022 Minhlong Master - Gốm sứ minh long cao cấp Ngưng hoạt động gần 3 tháng do dịch, lãnh đạo nhà máy Chang Shin Việt Nam (huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai) dự định giảm thưởng Tết song phía công đoàn phản đối. Giữa tháng 7, Công ty TNHH Chang Shin Việt Nam phải dừng hoạt động khi phát hiện nhiều ca nhiễm Covid-19. Dự định chỉ nghỉ 6 ngày để sàng lọc, song hơn toàn bộ nhà máy hơn 42.000 lao động phải dừng suốt gần 3 tháng. Giữa tháng 10, nhà máy hoạt động trở lại với 2.000 công nhân, công suất chưa đến 5%. Đơn hàng đình trệ, lợi nhuận giảm, ban giám đốc tính hạ mức thưởng Tết xuống 25% so với năm ngoái. Ông Đặng Tuấn Tú (phải) trong phiên họp thứ 3 với Tổng giám đốc Kim Si Jung. Ảnh:  An Phương Ông Đặng Tuấn Tú, Chủ tịch công đoàn Công ty Chang Shin Việt Nam nói rằng để thống nhất được mức thưởng Tết 2022, giữa lãnh đạo nhà máy và công đoàn đã có 3 phiên họp chính thức, chưa kể các email, t