Chuyển đến nội dung chính

Nước mắt, tiếng cười bên trong 'gia đình một vú' ở TP.HCM

Không thể tiếp tục “bám” hành lang bệnh viện, bà Phượng bán nhà lấy tiền thuê phòng trọ làm chỗ trú thân, cưu mang hơn 20 bệnh nhân ung thư vú từ khắp nơi đến TP.HCM hóa, xạ trị.

{keywords}
Các bệnh nhân ăn bữa trưa tại "nhà một vú" sau khi trở về từ bệnh viện.

Buồn vui “nhà một vú”

11h trưa, căn nhà trọ ọp ẹp sát vệ đường Xa lộ Hà Nội (phường Linh Trung, TP.Thủ Đức, TP.HCM) nóng như lò hơi. Ít phút sau, căn nhà đã chật kín những nữ bệnh nhân trở về sau quá trình vào cơ sở 2 Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM thăm khám, hóa, xạ trị ung thư.

Mặt đỏ gay, hai mí mắt sung phù như vừa mới khóc, bà Nguyễn Thị Thấy (SN 1956, quê tỉnh Tiền Giang) cố gắng nhấc cánh tay run lẩy bẩy đón lấy ly nước chanh thơm mát từ người phụ nữ trọc đầu, ngực chằng chịt những vết sẹo to tướng.

Bà tên Nguyễn Thị Phượng (56 tuổi), người đứng ra thuê căn nhà trên để làm chỗ trú thân cho những người đồng bệnh nghèo khổ.

“Chị Thấy vừa xạ trị về nên còn mệt lắm. Chúng tôi vừa mới xoa bóp, vắt nước chanh cho uống để chị mau lại sức. Ở đây ai cũng vậy, người khỏe chăm người yếu hơn như chị em trong gia đình”, bà Phượng nói.

{keywords}
Bà Thấy mỏi mệt, đờ đẫn sau quá trình xạ trị tại bệnh viện. Trở về nhà một vú, chị được những người đồng bệnh tại đây thay nhau chăm sóc.

Hơn nửa năm nay, căn nhà trọ này không khác gì gia đình thứ 2 của hơn 20 phụ nữ không may đeo mang căn bệnh ung thứ vú. “Đại gia đình” này được hình thành từ những nỗ lực cuối cùng của bà Phượng, người đang ở trong giai đoạn cuối của căn bệnh hiểm nghèo.

Bà Phượng phát hiện mình mắc bệnh ung thư vú vào cuối năm 2019. Không chồng con, khi bị bệnh, bà sống bám hành lang bệnh viện Ung bướu TP.HCM. Tại đây, bà quen biết những bệnh nhân cùng cảnh ngộ. Trong số này có bà Võ Thị Mỹ Duyên (50 tuổi, ngụ quận Bình Tân, TP.HCM).

Thương bà Phượng côi cút, bà Duyên nguyện chăm sóc miễn phí. Cứ thế, bà Phượng, bà Duyên và những người đồng bệnh cùng nhau bám víu hành lang bệnh viện để chờ ngày vào thuốc.

Giữa tháng 5/2021, dịch Covid-19 bùng phát, bệnh viện yêu cầu bệnh nhân không tiếp tục cư ngụ tại hành lang. Bà Duyên, bà Phượng cùng những người còn lại buộc phải ra ngoài, tìm thuê nhà trọ ở tạm.

{keywords}
Quá trình điều trị bệnh kéo dài khiến bà Phượng rụng hết tóc. Thương người đồng bệnh, bà thuê căn nhà trọ cho họ ở chung và gọi vui là nhà một vú.

Chi phí thuê trọ cao, họ không trụ nổi. Thương những con người đã nghèo khổ còn đeo mang bạo bệnh, bà Phượng quyết định bán căn nhà. Sau khi chia hết cho anh em, bà dành một phần để trị bệnh. Phần còn lại, bà dùng để thuê căn nhà nhỏ làm nơi trú thân, nghỉ ngơi cho người đồng bệnh.

Bà Duyên chia sẻ: “Mấy chị em ở đây, ai cũng chung một bệnh và đều phẫu thuật cắt đi 1 bên ngực nên gọi vui là nhà một vú. Chị em đi khám, trị bệnh cùng một bệnh viện rồi gặp nhau, giới thiệu nhau về nhà trọ này ở chung. Bây giờ, chúng tôi cùng chung sức để đóng tiền nhà”.

“Từ tứ xứ đến ở chung nhưng chúng tôi xem nhau như người một nhà. Chị em cùng cảnh ngộ, cùng chịu sự dày vò của căn bệnh ung thư nên hiểu và thương nhau lắm. Ở chung, chị em có thể chia sẻ buồn vui, khó khăn cho nhau và cùng nhau chiến đấu với bệnh tật”, chị nói thêm.

"Không buồn và không bao giờ sợ chết"

Ngày được về sống chung với mọi người tại "nhà một vú", bà Huỳnh Thị Lệ (65 tuổi) vui mừng đến rơi nước mắt. Bà lệ bị bệnh từ năm 2018.

Số tiền từ việc bán vé số trước cổng bệnh viện chỉ tạm đủ để bà uống thuốc hàng tháng. Không đủ tiền thuê trọ trong những ngày ở lại TP.HCM hóa, xạ trị, bà phải sống bám hành lang bệnh viện.

{keywords}
Bà Duyên (áo xanh) nhẩm tính, "nhà một vú" đã trở thành gia đình thứ 2 của hơn 20 bệnh nhân ung thư vú từ mọi miền đến TP.HCM điều trị bệnh.

“Ban ngày tôi bán vé số, đêm đến mới xin vào hành lang bệnh viện ngủ. Sức khỏe yếu, lại mắc ung thư, tôi yếu lắm, ngày nắng nóng cứ xỉu hoài. May mà cô Phượng thương, cho tôi về ở chung. Ở đây vui lắm, chị em có nhau nên không sợ gì. Chúng tôi không sợ buồn và cũng không sợ chết nữa”, bà Lệ xúc động nói.

Trước khi đến với nhà một vú, nhiều bệnh nhân ung thư rất bi quan, dễ rơi vào tâm trạng tuyệt vọng khi biết mình sẽ sớm chia tay cõi tạm. Có người đau khổ, suy sụp, tuyệt vọng đến đòi tự tử.

Những lúc ấy, các thành viên cũ của nhà một vú lại xúm lại khuyên can, an ủi. Mọi người cố truyền tải suy nghĩ tiêu cực, quan niệm sống lạc quan để họ vững tâm, vơi bớt nỗi tuyệt vọng.

{keywords}
Chị Nhị phần nào vơi bớt nỗi nhớ nhà, nhớ con nhỏ khi được nhiều người đồng bệnh chia sẻ, an ủi khi vào sống tại nhà một vú.

Mọi người tự khuyên nhau rằng buồn bã, tuyệt vọng không đem lại ích lợi gì ngoài việc khiến bệnh trầm trọng hơn. Thay vào đó, họ lan tỏa thông điệp phải sống những tháng ngày còn lại thật lạc quan, thật đẹp.

“Thế rồi chị em chăm nhau. Người đến trước chăm người đến sau. Chỉ có chung hoàn cảnh mới hiểu nhau nên chúng tôi chăm nhau từ sức khỏe tinh thần đến thể chất. Chúng tôi tự nấu cho nhau ăn để đảm bảo dinh dưỡng, lắng nghe, chia sẻ buồn vui với nhau”, chị Duyên nói.

Gần một năm qua, cũng nhờ nhà một vú, chị Mai Thị Nhị (36 tuổi, quê tỉnh Phú Yên) vơi bớt nỗi nhớ con nhỏ, nhớ nhà khi phải rời quê vào TP.HCM điều trị bệnh một mình. Mắc căn bệnh hiểm nghèo khi tuổi đời còn rất trẻ, chị Nhị ngày ngày chống chọi với những nỗi buồn riêng.

{keywords}
Sống cùng nhau, bà Lệ và những người đồng bệnh đều không sợ buồn và không sợ chết dẫu đeo mang căn bệnh hiểm nghèo.

Thế nhưng từ khi về "nhà một vú", nỗi nhớ đứa con mới đầy 3 tuổi của chị được những người đồng bệnh sẻ chia, an ủi. Chị cũng tìm được niềm vui sống khi nhận nhiệm vụ “làm xe ôm” chở bà Duyên đi chợ mỗi ngày để nấu ăn cho cả nhà.

Bây giờ, nỗi buồn duy nhất của nhà một vú là chứng kiến các thành viên của mình lặng lẽ ra đi. Bà Duyên tâm sự: “Năm vừa rồi, chúng tôi chia tay mấy người. Trước cảnh ấy, ai cũng khóc. Nhưng không ai khóc vì sợ chết mà khóc vì thương nhớ người ra đi”.

“Chúng tôi ở với nhau, cùng nhau chiến đấu, chống lại bệnh tật nên thương nhau. Dù biết rằng ai rồi cũng phải ra đi nhưng chứng kiến cảnh ấy chúng tôi như mất đi một người thân. Xót xa lắm nên nước mắt cứ rơi thôi”, bà chia sẻ thêm.

Bài, ảnh: Hà Nguyễn

Bạn gái mắc ung thư giai đoạn cuối, chàng trai thỉnh cầu ghép bức ảnh cưới ở nơi đặc biệt

Bạn gái mắc ung thư giai đoạn cuối, chàng trai thỉnh cầu ghép bức ảnh cưới ở nơi đặc biệt

Lời mong mỏi của bạn trai trước hoàn cảnh người yêu ốm nặng khiến ai cũng rưng rưng.



from Đời sống - Tổng hợp thông tin hay về đời sống xã hội https://ift.tt/cuFwjX9

thương hiệu được khách hàng yêu thích Minh Long 1 với dịch vụ quà tặng Minhlong master uy tín được nhiều khách hàng tin tưởng về nhiều loại món quà tặng gốm sứ sang trọng cao cấp, với dịch vụ in hình, in logo lên quà tặng, ưu đãi cho khách hàng đặt SLL sản phẩm bộ ấm chén Minh Long, Bộ ấm trà Minh Long, bộ đồ ăn Minh Long, ly sứ in logo minhlong, ly sứ dưỡng sinh, bình hoa gốm sứ, bình hoa quà tặng. Có thể xem các sản phẩm của Mekoong với các mặt hàng đồ gia dụng, hàng tiêu dùng, văn phòng phẩm, Mỹ phẩm chính hãng...

Xem chi tiết fanpage: 

Quà tặng gốm sứ: https://www.facebook.com/minhlongquatang

Minh long 1 Gốm Sứ: https://www.facebook.com/minhlong1hcm

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tiktoker Tun Phạm ám ảnh vì từng bị miệt thị ngoại hình và học lực

Mới đây, Tun Phạm lên sóng tập đầu tiên trong series podcast Đắp chăn nằm nghe Tun kể. Đây là dự án được anh ấp ủ đã lâu, với mục đích thể hiện nhiều hơn khả năng làm host - dẫn chương trình của mình. Tiktoker  Tun Phạm vừa cho lên sóng tập đầu tiên trong series podcast Đắp chăn nằm nghe Tun kể . Đây là dự án được anh ấp ủ đã lâu, với mục đích thể hiện nhiều hơn khả năng làm host - dẫn chương trình của mình. Với mục đích giải trí sau những giờ học tập, làm việc mệt mỏi, đây là nơi để Tun trải lòng, tâm sự và đưa ra nhiều lời khuyên bổ ích đến mọi người.  Đắp chăn nằm nghe Tun kể  phát sóng vào 22h mỗi thứ 7, format chung mỗi tập gồm 3 phần: phần trò chuyện tâm sự, chia sẻ về một chủ đề; hướng dẫn về một hoạt động có lợi cho giấc ngủ; và… đi ngủ cùng Tun Phạm. Thông qua series này anh muốn góp phần chữa lành cho những người đang cảm thấy bất hạnh, đang trải qua sự tự ti về bản thân, vì chính anh là người từng trải qua những điều tương tự. Tiktoker Tun Phạm  Với chủ đề “ C

New Tumblr post: "New Tumblr post: "Bình Hoa Minh Long – Cá Chép 29cm x 18cm https://t.co/us8pmc9daJ #minhlong #gốm_sứ_minh_long #minh_long_1 #gomsuminhlong #gomsu #minhlong1" https://t.co/PO3kS0HB3G IFTTT, Twitter https://t.co/iZtixYQf1c" https://t.co/HZs8kgu5Px IFTTT, Twitt…

New Tumblr post: "New Tumblr post: "Bình Hoa Minh Long – Cá Chép 29cm x 18cm https://t.co/us8pmc9daJ #minhlong #gốm_sứ_minh_long #minh_long_1 #gomsuminhlong #gomsu #minhlong1" https://t.co/PO3kS0HB3G IFTTT, Twitter https://t.co/iZtixYQf1c" https://t.co/HZs8kgu5Px IFTTT, Twitt… : via Twitter https://twitter.com/cuahangminhlong from Tumblr https://ift.tt/32cDv0F via IFTTT

Những cuộc thương lượng thưởng Tết ‘hàng trăm tỷ đồng’ 2022

Minhlong Master Gốm Sứ Minh Long Những cuộc thương lượng thưởng Tết ‘hàng trăm tỷ đồng’ 2022 Minhlong Master - Gốm sứ minh long cao cấp Ngưng hoạt động gần 3 tháng do dịch, lãnh đạo nhà máy Chang Shin Việt Nam (huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai) dự định giảm thưởng Tết song phía công đoàn phản đối. Giữa tháng 7, Công ty TNHH Chang Shin Việt Nam phải dừng hoạt động khi phát hiện nhiều ca nhiễm Covid-19. Dự định chỉ nghỉ 6 ngày để sàng lọc, song hơn toàn bộ nhà máy hơn 42.000 lao động phải dừng suốt gần 3 tháng. Giữa tháng 10, nhà máy hoạt động trở lại với 2.000 công nhân, công suất chưa đến 5%. Đơn hàng đình trệ, lợi nhuận giảm, ban giám đốc tính hạ mức thưởng Tết xuống 25% so với năm ngoái. Ông Đặng Tuấn Tú (phải) trong phiên họp thứ 3 với Tổng giám đốc Kim Si Jung. Ảnh:  An Phương Ông Đặng Tuấn Tú, Chủ tịch công đoàn Công ty Chang Shin Việt Nam nói rằng để thống nhất được mức thưởng Tết 2022, giữa lãnh đạo nhà máy và công đoàn đã có 3 phiên họp chính thức, chưa kể các email, t